Một ví dụ tuyệt vời của ứng dụng game hoá vào cuộc sống là trò chơi Pokemon Go. Trò chơi này thúc đẩy người chơi bước ra khỏi nhà với lý do chỉ để bắt Pokemon. Người chơi nói rằng, khi chơi Pokemon Go, họ có động lực làm việc vặt hơn vì họ sẽ nhận được điểm thưởng trong trò chơi này khi đi tới một địa điểm mới. Ví dụ: Bạn sắp hết sữa nhưng không có đủ động lực bước ra khỏi cửa. Tuy nhiên, nếu chơi Pokemon Go, bạn sẽ được thưởng thêm điểm khi bắt Pokemon trong lúc đi mua sữa. Nhờ đó, bạn có động lực đi mua sữa hơn.
Một số cách game hoá công việc
Ở phần trên, bạn đã hiểu được những yếu tố chính khiến bạn thích thú với công việc. Sau đây, chúng tôi sẽ đề xuất giúp bạn một số phương pháp ứng dụng game vào công việc và cuộc sống của mình.
1. Tạo 1 to-do list mỗi ngày
Việc gạch bỏ một công việc đã hoàn thành cũng kích thích não tiết ra chất dopamine tương tự như khi bạn chinh phục mục tiêu trong game. Vì vậy hãy tạo một danh sách việc cần làm mỗi ngày và cố gắng gạch được càng nhiều việc càng tốt.
2. Tự tạo một phần thưởng bí ẩn
Khi chơi game bạn sẽ thấy hứng thú khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ và được thưởng một hộp bí ẩn, trong đó chứa một thứ gì đó bất ngờ. Tương tự như vậy, bạn có thể gieo một cặp xúc xắc khi hoàn thành một việc trong danh sách và thưởng cho bản thân tương ứng với con số mình gieo được.
3. Chơi game cùng bạn bè của mình
Hãy thoả thuận với một người bạn rằng cả hai sẽ cùng giúp nhau hoàn thành công việc, bằng cách nhắn cho nhau 3 công việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trước 9h tối. Nếu không xong, bạn sẽ bị phạt một hình phạt đã thống nhất từ trước.
4. Game hoá bằng ứng dụng
Hình thức tự tạo game như trên là đơn giản và dễ làm nhất, tuy nhiên, đối với một số người, hình thức đó quá đơn giản và chưa đủ thử thách, vì vậy các ứng dụng hỗ trợ game hoá ra đời, giúp công việc trở nên thú vị hơn.
Đừng để công việc trở thành áp lực của cuộc sống , suy nghĩ tích cực , cố gắng nỗ lực, biến công việc thành 1 cuộc chơi. Vui hơn , hiệu quả hơn các bạn nhé!!!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét